Lang: ENG
Hotline: 028.6676.7762
icon-phone icon-mail icon-zalo

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÀM MARKETING TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Nhìn lại từ quá khứ của công nghệ sinh học cho tới thời điểm hiện tại, có thể thấy sau một khoảng thời gian dài, các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực này đang dần xóa đi cái nhìn lạ lẫm từ cộng đồng. Điều này nhờ vào tiến trình trao đổi và truyền tải giá trị của các sản phẩm từ người bán hàng đến cộng đồng. Hay có thể nói, đây là kết quả từ quá trình marketing của các doanh nghiệp kinh doanh loại hình khoa học sự sống này. Ngày nay, dưới sự phát triển của xã hội hiện đại, marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp. Khái niệm Marketing dần trở nên phổ biến và dù kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào thì marketing cũng đóng một vai trò không hề nhỏ. Nhưng liệu vai trò của người làm marketing trong lĩnh vực khoa học nói chung và công nghệ sinh học nói riêng liệu có khác biệt so với các loại hình kinh doanh khác?

Xem thêm: Vai trò của nhân viên ứng dụng trong công ty thương mại 

Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu

Xây dựng và phát triển thương hiệu là hoạt động quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp đạt được thành công và tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Ngay từ đầu, người làm marketing cần xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán và xuyên suốt, tất cả các hình ảnh và thông điệp cần được truyền tải một cách rõ ràng, chính xác, và hấp dẫn nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu. Đồng thời, việc quảng bá hình ảnh thương hiệu cũng giúp thương hiệu tiếp cận được tới nhiều cá nhân và tập thể khác, qua đó mở rộng được phạm vi khách hàng.

Nghiên cứu thị trường mục tiêu và các đối thủ cạnh tranh

Một cách lý tưởng, người làm marketing trong lĩnh vực khoa học sự sống phải có khả năng cung cấp một bản mô tả chi tiết và cụ thể về thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh chính của công ty trong các thị trường đó. Để có được cái nhìn thấu đáo về thị trường và đối thủ cạnh tranh, người làm marketing phải nỗ lực nhiều trong việc thực hiện các nghiên cứu thị trường bài bản, có hệ thống và thường xuyên.

Nghiên cứu thị trường là gì? Khái niệm và phương pháp thực hiện

Việc nghiên cứu thị trường kiểu này càng nhiều rắc rối thì giá trị của nó đưa lại càng lớn. Theo nghiên cứu của một tổ chức đào tạo Marketing trong lĩnh vực khoa học sự sống tại châu Âu, hầu hết nhân viên nội bộ của các công ty luôn luôn cảm nhận không chính xác về thị trường của họ cũng như cảm xúc và các mối quan tâm thực sự của khách hàng tiềm năng. Và trên thực tế, các công ty thường xuyên thực hiện các nghiên cứu khách quan về thị trường và khách hàng của họ đã phát triển nhanh hơn và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Một nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp ban lãnh đạo công ty đưa ra các quyết định chính xác và nhanh chóng trong kinh doanh.

Tạo điều kiện tương tác và tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Dựa vào quá trình phân tích, đánh giá dữ liệu nghiên cứu thị trường, người làm marketing sẽ hiểu được khách hàng mình cần gì, muốn gì, và kỳ vọng điều gì ở sản phẩm, doanh nghiệp. Từ đó, có thể hướng doanh nghiệp lựa chọn hình thức marketing đúng đắn cho sản phẩm của mình cũng như đến gần hơn với đích chinh phục khách hàng thành công.

Xây dựng và thực hiện chiến lược tiếp thị

Chiến lược marketing có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có chiến lược tiếp thị tốt sẽ giúp doanh nghiệp định hướng đúng các hoạt động của mình, để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Không có chiến lược tốt, doanh nghiệp sẽ khó đạt được thành công, thậm chí là gặp thất bại trong kinh doanh.

Nhiệm vụ của người làm marketing chính là xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp; điều hành việc triển khai chiến lược marketing; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh và đánh giá, báo cáo kết quả chiến lược marketing. Tất cả các nhiệm vụ này nhằm mang lại sự thấu hiểu đối với khách hàng của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, đồng thời quảng bá sản phẩm và thương hiệu công ty ra thị trường.

Điều quan trọng của chiến lược marketing trong lĩnh vực khoa học sự sống là bạn phải xác định rõ ràng các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (các điểm tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp) và định vị rõ ràng trên thị trường (doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm cao cấp với giá cao hay chuyên cung cấp các giải pháp mang lại giá trị?). Đây là lúc bạn cần tìm cách mô tả thương hiệu của bạn trên thị trường cũng như những cách thức để thị trường biết đến sự có mặt của công ty bạn.

Thành công của doanh nghiệp không chỉ dựa vào việc tận dụng các nguồn vốn để đầu tư vào các danh mục khác nhau một cách thận trọng mà nó còn được gây dựng nhờ mối quan hệ chặt chẽ khăng khít giữa khách hàng và doanh nghiệp đây cũng là một chức năng rất lớn của marketing. Việc xây dựng một thương hiệqu mạnh và một quy trình làm việc hoàn hảo tiêu tốn nhiều thời gian. Nhìn chung, cho dù trong lĩnh vực khoa học sự sống hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, công tác marketing có hiệu quả sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế to lớn so với đối thủ cạnh tranh của mình.

Bài viết khác

Các loại virus thường gặp gây ung thư ở người

Các loại virus thường gặp gây ung thư ở người

Năm 2002, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính khoảng 18% bệnh ung thư ở người là do nhiễm virus gây ra và phần lớn là...