Lang: ENG
Hotline: 028.6676.7762
icon-phone icon-mail icon-zalo

HIỆN TRẠNG DỊCH CÚM GIA CẦM TẠI VIỆT NAM

 

     Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm do các chủng cúm A gây nên trên chim hoang dã và gia cầm. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên tại Hồng Kông vào năm 1997 và 6 năm sau đó, dịch bệnh này bắt đầu bùng phát tại một số quốc gia châu Á. Theo FAO, tính từ khi xuất hiện dịch cúm gia cầm ở Châu Á đến tháng 3-2006 đã có hơn 200 triệu con gia cầm bị chết hoặc tiêu hủy. Bệnh đã bùng phát ở các nước như: Trung quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Lào, Việt Nam… Mặc dù có một số loại dịch cúm gia cầm, nhưng H5N1 là virus cúm gia cầm phổ biến nhất và cũng là chủng đầu tiên lây sang người.

Ảnh minh họa

 Thực trạng dịch bệnh tại Việt Nam

         Bệnh cúm gia cầm xuất hiện ở Việt Nam đầu tiên vào cuối tháng 12/2003 tại tỉnh Hà Tây và hai tỉnh phía Nam là Long An và Tiền Giang. Sau đó bệnh lan dần ra các tỉnh/thành trong cả nước. Chỉ trong vòng hai tháng, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở 54/64 tỉnh thành với tổng số gia cầm và thiêu hủy hơn 43,9 triệu con (chiếm 16,79%) tổng đàn trong cả nước và đe dọa sức khỏe của con người.

Biểu hiện gia cầm mắc bệnh

         Gia cầm mắc bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao có thời gian ủ bệnh ngắn, thường từ 01 - 03 ngày, có thể dài hơn tuỳ theo độc lực của vi rút. Do vậy, gia cầm mắc bệnh thường bị chết đột ngột, có thể không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% tổng đàn trong vòng vài ngày.

        Gia cầm đi lại không bình thường, loạng choạng, lắc đầu, run rẩy, mệt mỏi, nằm tụ tập từng đám; có các biểu hiện ở đường hô hấp như ho, khó thở, sổ mũi, chảy nước mũi, thở khò khè, viêm xoang, sưng viêm mí mắt, chảy nhiều nước mắt, nhiều con sưng khớp; sưng phù đầu và mặt, sưng mí mắt, mào và tích tím tái; xuất huyết dưới da, đặc biệt ở những chỗ da không có lông; tiêu chảy, phân loãng màu trắng hoặc trắng xanh, năng suất trứng giảm rõ rệt ở những con gia cầm đang đẻ, có trường hợp đẻ trứng không có vỏ.

Con đường lây nhiễm

       Các chủng của vi rút cúm gia cầm có thể lây nhiễm cho nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, hổ và người. Virus cúm có thể lan truyền nhanh từ trại chăn nuôi này này sang trại chăn nuôi khác bằng các cơ chế cơ học qua các phương tiện vận chuyển, quần áo, giày dép... Virus có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân gia cầm bệnh, bụi và đất. Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bởi phân gia cầm là đường lây truyền chính. Hoặc cũng có thể lây truyền qua không khí (qua các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm) hay qua ăn uống (nước, thực phẩm nhiễm virus...) và tiếp xúc với dụng cụ và đồ vật nhiễm virus

Cảnh giác lây nhiễm ở người

          Con người có thể bị nhiễm vi rút cúm gia cầm khi hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết (nước bọt, chất nhầy hoặc phân) từ những con gia cầm bị nhiễm bệnh hay kể cả từ việc giết mổ, chế biến, ăn gia cầm và sản phẩm của gia cầm bệnh chưa được nấu chín hoặc chế biến không hợp vệ sinh. Dù chưa chắc chắn, nhưng rất có thể virus cúm gia cầm thuộc bất kỳ đặc tính kháng nguyên nào cũng có khả năng gây ra cúm ở người nếu như xuất hiện đột biến khiến vi rút đó có thể gắn vào các vị trí thụ thể đặc hiệu trong đường hô hấp của chúng ta.

         Bởi vì tất cả các loại vi rút cúm đều có khả năng thay đổi di truyền nhanh chóng, các chủng cúm gia cầm có thể có khả năng lây lan dễ dàng hơn từ người sang người, thông qua đột biến trực tiếp hoặc thông qua việc tái tổ hợp các tiểu đơn vị của bộ gen với các chủng cúm ở người trong quá trình sao chép ở vật chủ. Theo thống kê, tính từ năm 2003 đến năm 2022, trên thế giới đã có tổng cộng hơn 800 ca nhiễm ở người và trong đó có hơn 400 ca tử vong đã được xác nhận. Nếu các chủng này có khả năng lây lan hiệu quả từ người sang người, một đại dịch cúm có thể xảy ra và tạo nên khủng hoảng trên toàn cầu.

Thực trạng dịch bệnh tại Việt Nam

         Tại Việt Nam, trong năm 2022, cả nước đã xảy ra 34 ổ dịch cúm gia cầm  tại 19 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy là trên 77.000 con gia cầm. Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao. Theo thông tin của Bộ Y tế, tổng số người nhiễm virus cúm gia cầm A/H5 lên tới 128 trường hợp; trong đó có 64 (chiếm 50%) trường hợp tử vong do virus cúm gia cầm A/H5N1 trong giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 10/2022. Dù khả năng lây nhiễm sang người vẫn phải phụ thuộc vào khả năng đột biến của virus, nhưng ta có thể thấy tỉ lệ tử vong của người nhiễm virus cúm A/H5N1 tại Việt Nam là rất cao, điều này chứng tỏ dịch bệnh này luôn là một mối đe dọa đáng lo ngại cho sức khỏe của con người.

Cảnh giác với cúm A (H5) ở người

         Một trong nhiều nguyên nhân làm lây nhiễm cúm từ gia cầm sang người còn phổ biến là do người dân thiếu kiến thức về bệnh, chưa có thái độ tích cực đối với sự nguy hiểm của bệnh, còn lơ là chủ quan với dịch bệnh. Hành vi phòng chống bệnh chưa được chú trọng. Các trường hợp mắc bệnh cúm A/H5N1 thường là do tiếp xúc trực tiếp hoặc ăn thịt gia cầm chết, bị bệnh.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N1, để ngăn chặn các ổ dịch cúm gia cầm trên gia cầm, hạn chế thấp nhất virus cúm gia cầm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi, các nông dân và địa phương cần tổ chức tiêm phòng triệt để cho đàn gia cầm, rà soát, tổ chức tiêm mới, tiêm bổ sung vaccine cúm gia cầm phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm. Ngoài ra, để kiểm soát vấn đề lây lan cũng như phát hiện sớm dịch bệnh khi có các biểu hiện lâm sàng, người chăn nuôi và các cơ quan kiểm nghiệm cần chủ động đánh giá khả năng nhiễm bệnh của đàn gia cầm bằng xét nghiệm chẩn đoán.

         Đối với virus cúm A/H5N1, có 3 phương pháp chẩn đoán được quy định bởi Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8400-26:2014, bao gồm: phương pháp Realtime RT-PCR, phương pháp RT-PCR và phương pháp phân lập trên trứng. Trong đó, phương pháp chẩn đoán bằng Realtime RT-PCR là phương pháp đem lại độ chính xác cực kỳ cao và thời gian nhanh chóng.

Hiện tại, Công ty Cổ phần Công nghệ TBR đang thương mại bộ kit Realtime RT-PCR TopSPEC®H5N1 RT-qPCR KIT giúp chẩn đoán virus cúm A/H5N1 được sản xuất bởi Công ty Giải pháp Y Sinh ABT. TopSPEC®H5N1 RT-qPCR KIT là bộ kit xét nghiệm dựa trên phương pháp Real-time RT-PCR cho phép định tính chính xác và phát hiện nhanh tác nhân H5N1 trong môi trường trại nuôi. Thời gian trung bình cho việc phát hiện tác nhân trên toàn bộ quy trình là 2 giờ. Bộ kit là sản phẩm kết hợp sản phẩm công nghệ Taq Polymerase thế hệ mới và hệ thống buffer tối ưu có tăng cường các chất hỗ trợ nhằm cải thiện đáng kể hiệu suất, độ nhạy của phản ứng. Ngoài ra trong quá trình tách chiết hoặc pha mix , chứng nội ngoại sinh có thể được bổ sung vào nhằm kiểm soát hiện tượng âm tính giả và sai sót do thao tác.

TopSPEC®H5N1 RT-qPCR KIT

         Với ưu điểm là quy trình đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng, sử dụng được đa dạng loại mẫu đầu vào, độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cũng như phù hợp với rất nhiều thiết bị Realtime PCR trên thị trường, Công ty Cổ phần Công nghệ TBR tự tin mang đến sản phẩm chất lượng, an toàn và đáng tin cậy.

Xem thêm: 

 Dịch tiêu chảy cấp ở lợn (Porcine Epidemic Diarhea-Ped)

 

 

Bài viết khác

Các loại virus thường gặp gây ung thư ở người

Các loại virus thường gặp gây ung thư ở người

Năm 2002, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính khoảng 18% bệnh ung thư ở người là do nhiễm virus gây ra và phần lớn là...