Lang: ENG
Hotline: 028.6676.7762
icon-phone icon-mail icon-zalo

ĐẠI DỊCH COVID-19 CÓ THỂ LẶP LẠI TRONG TƯƠNG LAI

Đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc, dù đã bước sang năm thứ tư. Phần lớn thế giới hiện đã tiến hành giao thương trở lại, đi lại không còn hạn chế, nhưng vấn đề dịch bệnh vẫn luôn được kiểm soát chặt chẽ. Là hội chứng hô hấp cấp tính nặng gây ra bởi coronavirus 2 (SARS-CoV-2), COVID-19 đã tạo ra làn sóng khủng hoảng có thể coi là lớn nhất kể từ đầu thế kỷ 21. Với tốc độ đột biến và lây nhiễm nhanh chóng, SARS-CoV-2 vẫn đang thách thức nền khoa học của toàn thế giới. Và trong ba năm kể từ khi bắt đầu đại dịch, nỗ lực mạnh mẽ của khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu rõ bản chất sinh học của SARS-CoV-2 và đồng thời liên tục dự đoán những xu hướng mới của loại virus này.

 Giống như hầu hết các RNA virus, coronavirus tiến hóa rất nhanh chóng, có thể quan sát và đo lường được. Sự tiến hóa xảy ra ở khoảng thời gian tương đương với các sự kiện lây truyền của virus và sự biến động của sinh thái (chẳng hạn như thay đổi số lượng cá thể lây nhiễm theo thời gian, hồ sơ miễn dịch và khả năng di chuyển của con người). Kết quả là, các quá trình tiến hóa, sinh thái và dịch tễ học tác động lẫn nhau, một đặc điểm của RNA virus. Sự tiến hóa của virus được thúc đẩy bởi tốc độ xảy ra đột biến và lây lan qua các quần thể, chọn lọc tự nhiên sẽ hoạt động để lưu giữ lại các đột biến có lợi, chẳng hạn như đột biến D614G mang lại khả năng lây truyền cao.

Cho đến cuối năm 2021, trước khi Omicron xuất hiện, các biến thể đáng lo ngại như Alpha và Delta chủ yếu liên quan đến việc tăng khả năng lây lan và khả năng tránh miễn dịch kém. Tuy nhiên, các bằng chứng hiện tại cho thấy các đặc tính tránh miễn dịch là động lực chính cho Omicron thế chỗ của Delta. Điều này ngụ ý rằng, trong khoảng thời gian dài hơn, tùy thuộc vào khả năng lây truyền của các biến thể trong tương lai và mức độ miễn dịch chéo giữa chúng, người ta có thể tưởng tượng ra các kịch bản trong đó hai hoặc nhiều biến thể cùng lưu hành, hoặc cách khác là nơi một biến thể đẩy những biến thể khác đến tuyệt chủng. Sự tương tác như vậy có thể có ý nghĩa sâu sắc đối với sức khỏe cộng đồng, tùy thuộc vào khả năng lây truyền và độc lực của biến thể vượt trội hơn, và vào bối cảnh miễn dịch mà các biến thể khác biệt về mặt kháng nguyên được biết đến. Ví dụ, có thể dự tính một kịch bản trong đó khả năng miễn dịch suy yếu cộng với sự khác biệt của kháng nguyên có thể định kỳ dẫn đến các làn sóng lây nhiễm mới.

                                                     

 Với những thông tin đó, một kịch bản chính xác nhất có thể xảy ra đối với sự tiến hóa của SARS-CoV-2. Sẽ tiếp tục có sự trôi dạt kháng nguyên trong dòng Omicron, sao cho trong khoảng thời gian ngắn và trung bình, khả năng miễn dịch được tạo ra nhờ tiêm chủng và nhiễm bệnh sẽ bảo vệ con người chống lại bệnh nặng khi tái nhiễm, và xây dựng các đáp ứng miễn dịch rộng giúp ngăn chặn sự tiến hóa liên tục của virus.

Một số nghiên cứu đã nhận định rằng, từ xu hướng hiện tại của các biến thể Omicron thì cứ sau khoảng 4 tháng xuất hiện biến thể virus thì sẽ có một làn sóng lây nhiễm mới. Với kịch bản này, tác động của virus có kéo dài hay không sẽ được quyết định định bởi mức độ gây bệnh của nó. Theo dự đoán, nó cũng sẽ bắt đầu tuân theo một mô hình mắc bệnh theo mùa, tương tự như các loại coronavirus khác ở người.

Tuy nhiên, SARS-CoV-2 đã có một khoảng thời gian tiến hóa rất khó hiểu, các biến thể đáng lo ngại xuất hiện bất ngờ, mang một số lượng lớn các đột biến và có sự thay đổi đáng kể về các đặc điểm dịch tễ và đặc điểm lâm sàng. Vậy nên rất khó để dự đoán phần nào của sự đa dạng di truyền của virus trong tương lai sẽ bắt nguồn từ đâu và liệu chúng sẽ là kết quả của sự tiến hóa theo hướng “dịch chuyển” hay theo hướng “trôi dạt” giống như trong nhánh Omicron trong suốt năm 2022. Các sự kiện tiến hóa hiếm gặp khác có thể xảy ra trong tương lai cũng có thể thay đổi hoàn toàn bức tranh dịch bệnh này, nhưng việc nó có xảy ra hay không thì chưa thể chắc chắn. Một số ví dụ như tái tổ hợp giữa SARS-CoV-2 và một loại virus khác, làm thay đổi đáng kể kiểu hình; sự lan tỏa của các biến thể khác nhau từ các ổ chứa động vật sang người; một sự thay đổi hoàn toàn trong phương thức lây truyền, giống như quan sát thấy trong virus viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, một loại coronavirus của động vật; và các dạng vắc xin mới nhanh chóng làm bào mòn khả năng bảo vệ của virus. 

Để vạch ra kết quả quả về sự tiến hóa của SARS-CoV-2 đối với sức khỏe con người, chúng ta cần xem xét cả dịch tễ học và sự tiến hóa của nó. Trong trường hợp không thể loại trừ được dịch bệnh, COVID-19 có thể sẽ trở thành bệnh đặc hữu, đây sẽ là một quá trình có thể mất nhiều năm đến nhiều thập kỷ. SARS-CoV-2 có thể sẽ biến đổi và tồn tại như các virus đặc hữu khác.

Bằng cách nghiên cứu sự tiến hóa của SARS-CoV-2 kể từ khi nó xuất hiện ở người, chúng ta chắc chắn có thể đưa ra những dự đoán chính xác phần nào về những gì có thể xảy ra tiếp theo, nhưng bản chất đột biến là ngẫu nhiên và các yếu tố tác động lên sự đột biến không hề ít, nên quỹ đạo tiến hóa trong tương lai của virus về cơ bản không nào tính toán chính xác được toàn bộ. Do đó cần sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi từ đại dịch sang sự tồn tại đặc hữu trong tương lai của SARS-CoV-2. Việc trở thành một bệnh đặc hữu giống như cúm mùa không có nghĩa là chúng ta sẽ chủ quan với chúng.

Bài viết khác

Các loại virus thường gặp gây ung thư ở người

Các loại virus thường gặp gây ung thư ở người

Năm 2002, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính khoảng 18% bệnh ung thư ở người là do nhiễm virus gây ra và phần lớn là...