Lang: ENG
Hotline: 028.6676.7762
icon-phone icon-mail icon-zalo

SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG NÊN VIẾT CV CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHƯ THẾ NÀO?

Sinh viên CNSH (Công nghệ Sinh học) ra trường có thể theo đuổi nhiều ngành nghề khác nhau trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ, khoa học và sức khoẻ. Ví dụ, họ có thể làm việc trong các công ty công nghệ, viễn thông, y tế, môi trường, năng lượng, địa chất, hải dương học, thực phẩm, nông nghiệp, sử dụng CNTT (Công nghệ thông tin) để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực của mình. Họ cũng có thể làm việc trong các viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và chính phủ.

 

Ngành công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học (CNSH) là ngành học công nghệ cao với việc nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học ở các lĩnh vực như y dược, nông nghiệp, thực phẩm, thủy sản và môi trường để phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Ngành học này đòi hỏi các bạn sinh viên nắm chắc kiến thức chuyên môn và tư duy logic liên quan đến hóa, sinh, lý, chuyển động điện tử, động lực học,...

Với rất nhiều vấn đề xoay quanh ngành học này, đây được xem là ngành học có tiềm năng và xu hướng phát triển mới cho tương lai ở Việt Nam và toàn thế giới. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn trẻ vẫn chưa có sự nhìn nhận sâu về cơ hội việc làm cũng như những kỹ năng khi viết CV tốt nhằm gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất khi mới ra trường nhé.

 

CV là gì?

Trước khi tìm hiểu các thông tin cần có trong CV thì ta phải hiểu CV là viết tắt của gì?

CV là viết tắt của "Curriculum Vitae". CV thường được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng bản chất CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển, để lại ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng về ứng viên mà họ đang xét duyệt. Về bản chất thì CV không phải là tờ khai lý lịch tự thuật.

Vậy làm cách nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn cần lưu ý các kỹ năng viết CV sau:

Hãy chú ý hơn đến cách tổ chức và những chi tiết nhỏ. Kỹ sư phải là những người thật tỉ mỉ và nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy các khuyết điểm nhỏ nhất trong CV của bạn.

Hãy viết một CV nêu bật được những phát kiến của bạn trong ngành và nhớ liệt kê những thành tích mà đã được công nhận của bạn. Luôn đính kèm những con số và thông tin cụ thể có thể dễ dàng được tham chiếu.

Hãy nêu tên trường bạn đã theo học ngành kỹ sư hóa lý, vi sinh, sinh học phân tử,.... Thêm vào đó là một danh sách các văn bằng mà bạn đã theo học; nhớ đề cập đến cả GPA của bạn nữa; cùng với đó là thứ hạng trong lớp cũng như bất cứ chuyên đề nào mà bạn theo đuổi. Việc một kỹ sư nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực là hết sức bình thường; chẳng hạn như kỹ thuật nuôi cấy mô; công nghệ nano; kỹ thuật IVF, kỹ thuật protein,...

Hãy chỉ rõ nơi bạn nhận được giấy phép hành nghề. Mặc dù không bắt buộc; nhưng có rất nhiều kỹ sư sinh học muốn có một chứng chỉ hành nghề do chính phủ cấp sau khi tốt nghiệp. Nếu bạn có một chứng chỉ; hãy thêm nó vào CV kèm theo tên của nó; cũng như tên của cơ quan cấp phép và thời hạn còn hiệu lực.

Hãy đề cập đến bất cứ chương trình kỹ thuật nào mà bạn thành thạo. Chẳng hạn như sử dụng máy PCR, chương trình đào tạo đánh giá chất lượng ISO 9001,.... Hãy chú thích bất kỳ khóa học ngắn hạn nào mà bạn đã từng tham dự hoặc bất kỳ chứng chỉ nào mà bạn sở hữu. Điều này sẽ chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn có thể dễ dàng triển khai ý tưởng của mình trên giấy.

Hãy tạo một phần với tên là các giải thưởng hoặc hiệp hội. Hãy đề cập đến những hội nghề nghiệp mà bạn là thành viên. Cùng với đó, đính kèm bất cứ giải thưởng hoặc danh hiệu nào mà bạn được nhận.

Đề cập đến tất cả kinh nghiệm là việc trước đây của bạn; cho dù nó có liên quan đến ngành hay không. Trong khi phần lớn kinh nghiệm quan trọng của bạn có sẽ liên quan đến ngành; thì việc cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể đảm đương công việc dưới áp lực cao trong khi vẫn theo đuổi một ngành cực kỳ khó sẽ thể hiện khả năng đảm nhiệm cũng như hoàn thành công việc dưới áp lực của bạn.

Bài viết khác

Các loại virus thường gặp gây ung thư ở người

Các loại virus thường gặp gây ung thư ở người

Năm 2002, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính khoảng 18% bệnh ung thư ở người là do nhiễm virus gây ra và phần lớn là...